Cách Sơ Chế, Bảo Quản, Đun Nấu Củ Gai Tươi Lấy Nước Uống Cho Bà Bầu

cach-nau-cu-gai-cho-ba-bau

Ứng dụng các loại thảo dược thiên nhiên trong việc bồi bổ sức khỏe, điều trị bệnh tật là một khái niệm đã không còn quá xa lạ với người Việt Nam. Từ xa xưa, người dân đã biết cách sử dụng cây cỏ hay các loài dược liệu để điều chế thuốc, làm thức ăn,… Củ gai cũng là một trong số đó. Không chỉ có tác dụng lợi tiểu, bổ máu, tốt cho tiêu hoá. Củ gai tươi còn được đặc biệt khuyên dùng cho phụ nữ đang mang thai. Có không ít mẹ bầu đã tìm đến loại củ này như một phương pháp để nuôi dưỡng thai tự nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được cách sử dụng. Các bước chế biến và cách nấu củ gai tươi an thai sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất.

Vậy để làm rõ vấn đề trên. Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây. Thảo Dược Duy Hưng sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc về việc sơ chế, bảo quản cũng như cách nấu nước củ gai tươi hiệu quả nhất cho bà bầu!

cach-nau-cu-gai-tuoi

Sơ chế củ gai tươi đúng cách

Sơ chế củ gai là một bước khá quan trọng khi chế biến củ gai cho bà bầu. Thông thường, củ gai trên thị trường sẽ được bán với 2 dạng chính là củ gai tươitrà củ gai. Tuy nhiên, để những công dụng mang lại được nhanh chóng hơn thì mẹ bầu nên sử dụng củ gai tươi nguyên chất. Cách sơ chế củ gai tươi cũng rất đơn giản như sau:

  • Đầu tiên, củ gai khi vừa thu hoạch hoặc khi mua về đều sẽ dính một chút bùn đất. Đây là dấu hiệu cho thấy củ còn nguyên vẹn chưa bị tác động ảnh hưởng vào lớp thịt bên trong.
  • Mẹ sử dụng búi sắt cọ xoong nồi hoặc búi rửa chén đũa. Cọ thật sạch lớp vỏ bên ngoài của củ gai. Lưu ý thao tác lúc này cần kỹ lưỡng và nhẹ tay. Tránh làm mất đi hoàn toàn lớp vỏ sẽ làm giảm đi một phần công dụng của củ gai khi đun nấu.
  • Sau khi sơ chế qua bằng nước. Mẹ thái củ gai thành các lát dày khoảng 1cm. Thao tác này sẽ giúp cho việc đun nấu dễ dàng và nhanh chóng hơn. Phần củ gai vừa thái đặt riêng ra cho ráo nước để chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo.
so-che-cu-gai-tuoi
Sơ chế củ gai tươi

Hướng dẫn cách đun củ gai lấy nước uống cho bà bầu

Tuỳ vào từng trường hợp mà cách sắc củ gai tươi và liều lượng củ gai cho mỗi lần nấu sẽ không giống nhau. Ở bài viết này, Thảo Dược Duy Hưng xin chia sẻ tới bạn 3 cách nấu củ gai an thai cho những trường hợp phổ biến nhất. Chi tiết như sau:

  • Trường hợp 1: Xuất hiện triệu chứng động thai, tụ dịch, doạ sảy, xuất huyết đỏ nâu

Đối với trường hợp này, thời gian sử dụng củ gai ít nhất là 1 tuần. Trong 3 ngày đầu, mỗi ngày mẹ đun 150-200g củ gai tươi đã qua sơ chế cùng khoảng 1 lít nước trong vòng 30 phút. Sau khi uống hết có thể thêm nước và đun tiếp tổng 2-3 lần/ ngày. 

Trong 4 ngày sau, mỗi ngày mẹ giảm liều lượng còn 100g. Thực hiện các bước đun nấu như trên. Dùng uống thay nước lọc hàng ngày. Lưu ý, để tiết kiệm và đạt hiệu quả cao hơn. Mẹ nên ăn cả phần củ gai sau khi đã nấu chín nhừ và thơm nhé!

  • Trường hợp 2: Mẹ có nhu cầu an thai, dưỡng thai, tăng cường dưỡng chất

Cách nấu nước củ gai an thai cũng tương tự như trường hợp trên. Tuy nhiên chỉ nên dùng liều lượng 100g/ lần và dùng cách ngày. Tập trung vào khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là thời điểm thai đang trong giai đoạn hình thành nên còn khá yếu. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng sẽ giúp thai bám chắc từ đó phát triển ổn định và khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng 150-200g củ gai tươi rửa sạch. Thái lát mỏng hầm chung với bồ câu, móng giò, gà ác, thịt dê, nấu cháo,…. Làm món ăn bồi bổ hàng tuần rất tốt nhé!

cu-gai-nau-mon-gi-1

cu-gai-nau-mon-gi
Một số món ăn ngon nấu cùng củ gai
  • Trường hợp 3: Phục hồi thể trạng mẹ bầu sau sinh

Phụ nữ sau sinh cơ thể còn khá yếu. Cách chế biến củ gai tươi lúc này khá đơn giản. Mẹ dùng 100g củ gai sơ chế. Đun cùng 1 lít nước sạch lấy nước uống như bình thường. Mỗi tuần dùng đều đặn 2-3 lần. Kết hợp bổ sung các món ăn dinh dưỡng vào thực đơn mỗi ngày để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Củ gai cũng sẽ giúp làm sạch tử cung. Góp phần thúc đẩy những tạp chất còn tồn dư sau quá trình sinh nở ra bên ngoài cơ thể của mẹ. 

Như vậy, đối với từng trường hợp cụ thể, dù là trong trường hợp nào thì khi uống. Nước củ gai cũng nên được để cho nguội bớt rồi mới tiến hành sử dụng. Tránh uống khi quá nóng, uống sau khi đun quá lâu hoặc uống không đúng liều lượng sẽ làm giảm tác dụng của củ gai đối với cơ thể. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên biết cách bảo quản, lưu trữ củ gai tươi hợp lý để dược liệu luôn giữ được nguồn dưỡng chất cũng như công hiệu tốt nhất cho mỗi lần sử dụng.

Xem thêm: Uống nhiều củ gai có tốt không? Cách dùng củ gai hiệu quả cho bà bầu

Bảo quản củ gai tươi khi chưa sử dụng như thế nào?

Đa số mẹ bầu đang trong quá trình uống củ gai đều có thói quen chuẩn bị trước một lượng củ khá nhiều để dùng dần. Bởi vậy, Thảo Dược Duy Hưng xin chia sẻ một vài cách bảo quản củ gai tươi đơn giản nhất như sau:

  • Củ gai khi mua về nếu khá dài hoặc lớn thì nên cắt thành đoạn khoảng 10-12cm cho dễ lưu trữ.
  • Bọc kín phần củ chưa sử dụng bằng giấy báo. Đặt trong ngăn mát tủ lạnh, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.
  • Tránh để củ gai ở những nơi quá nóng hoặc ẩm ướt, nhiều bụi bặm và mềm bệnh.
  • Nước sắc củ gai nên uống hết ngay trong ngày hoặc tối đa 2-3 ngày với điều kiện được bảo quản trong tủ lạnh. Nên hâm nóng lại khi uống để đạt được hiệu quả tốt hơn. 

cu-gai-tuoi-chua-dong-thai

Kết luận

Củ gai tươi thực sự là một “thần dược” không nên bỏ qua đối với những ai đã, đang và sẽ có ý định làm mẹ. Các chị em phụ nữ khi có ý định sử dụng loại dược liệu này nên tìm hiểu thật kỹ về cách nấu củ gai cho bà bầu, phương pháp sơ chế cũng như uống củ gai đúng cách để giúp cho quá trình mang thai luôn được suôn sẻ, bình yên và bé ra đời cũng khỏe mạnh, thuận lợi hơn nhé!