Dấu hiệu dọa sinh non là gì? Cách phòng tránh dọa sinh non

Dọa sinh non

Dọa sinh non được biết tới là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Vì thế, ngay từ bây giờ bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về hiện tượng này để cả mình và thai nhi đều khỏe mạnh nhé!

Dọa sinh non là gì?

Trong giai đoạn mang thai, rất nhiều bà bầu đều cảm thấy lo lắng về hiện tượng dọa sinh non và sinh non. Đây là hiện tượng mà thai nhi ra đời khi vẫn chưa đủ tháng và đủ ngày, Điều đó có nghĩa là trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ 28 – 37 tuần. Khi bé sinh non sẽ khiến cơ thể không khỏe mạnh, thường xuyên bị đau ốm, gặp vấn đề về sức khỏe do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh và đầy đủ.

Theo như số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, có tới 20% số lượng trẻ sinh non có nguy cơ tử vong trong năm đầu đời. Ở Mỹ, khoảng 3 trẻ sơ sinh tử vong thì có tới 2 trẻ nguyên nhân là do sinh non. Mặc dù hiện nay tỷ lệ trẻ sinh non sống sót đang ngày càng được cải thiện, tuy nhiên trẻ sinh non cũng sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như chậm phát triển về nhận thức, động kinh, liệt não… Ngoài ra, do phổi vẫn chưa được hoàn thiện nên sẽ gặp phải một số bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi.

Nguy cơ dọa sinh non do yếu tố nào gây nên?

Hiện tượng dọa sinh non có thể gặp ở bất cứ thai phụ nào. Hơn nữa, có tới 50% trường hợp dọa sinh non không hề có nguyên nhân cụ thể. Nhưng cũng có một số thai phụ có dấu hiệu đặc trưng có thể nhận biết nguy cơ để có phương pháp phòng tránh kịp thời:

  • Thai phụ đã từng một lần dọa sinh non hoặc sinh non sẽ có nguy cơ gặp phải hiện tượng này trong lần mang thai tiếp theo cao hơn thai phụ khác gấp 2 đến 3 lần. Ngoài ra, chấn thương cổ tử cung trong lần đầu sinh con cũng là một yếu tố có thể dẫn tới hiện tượng dọa sinh non trong lần tiếp theo
  • Những thai phụ có tử cung ngắn hơn bình thường, bị chảy máu âm đạo
  • Có tới 25 đến 40% trường hợp dọa sinh non vì nhiễm trùng cổ tử cung
  • Ngoài ra, có một số những yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới vấn đề dọa sinh non như thai phụ sử dụng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ, hút thuốc khi mang thai, tăng cân hoặc nhẹ cân quá nhiều, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn
  • Những người có tiền sử bị cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật… có nguy cơ bị dọa sinh non khá cao
  • Người thường xuyên phải làm việc nặng, không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, sơ xuất trong sinh hoạt cũng là một nguyên nhân có thể dẫn tới dọa sinh non.

Một số dấu hiệu nhận biết hiện tượng dọa sinh non

Có một số những dấu hiệu dọa sinh non mà thai phụ cần phải nhận biết một cách kịp thời để có thể xử lý nhanh chóng như những cơn co thắt thường xuyên hơn, đau thắt tại vùng xương chậu, vùng bụng, ra dịch nhày ở cổ tử cung, chảy máu âm đạo, đau thắt lưng, đau quặn bụng, rò rỉ ối và nhiều khi kèm theo cả tiêu chảy.

Dấu hiệu dọa sinh non

Nếu như bạn đang gặp một trong những dấu hiệu dọa sinh non vừa mới kể trên, tốt hơn hết bạn nên tới cơ sở y tế để các bác sĩ khám và theo dõi kịp thời. Bên cạnh đó, tùy theo từng tình trạng cảu sức khỏe mà bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị nội trú hay ngoại trú.

Cách chẩn đoán hiện tượng dọa sinh non

Một số dấu hiệu dọa sinh non cũng có thể bị nhầm lẫn với một số dấu hiệu khi mang thai. Để chắc chắn, tốt hơn hết thai phụ nên tới bệnh viện để khám thật kĩ lưỡng. Muốn chẩn đoán dọa sinh non, bạn cần phải khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Thông thường sẽ có 2 phương pháp chính sau đây:

  • Tiến hành đo chiều dài của tử cung, trong trường hợp bị mở ra hoặc rút ngắn dưới 2,5cm thì nguy cơ dọa sinh non là rất cao.
  • FFN là xét nghiệm nhằm kiểm tra protein ở trong nước ối, nó sẽ phản ánh được mức độ viêm nhau thai của thai phụ.
  • Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể tiên lượng dựa vào một số chỉ số dọa sinh non như thay đổi cổ tử cung, âm đạo bị chảy máu, mức độ ối vỡ, cơn gò…

Các bạn cần làm gì để dự phòng dọa sinh non?

  • Nếu mẹ bầu đang có dấu hiệu, triệu chứng dọa sinh non thì cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng, uống nước củ gai tươi để phòng hiện tượng dọa sinh non.
  • Với những người đang duy trì một chế độ tập luyện thể dục thì cần phải giảm tập luyện hoặc nghỉ tập khi cần thiết.
  • Tuyệt đối phải tránh xa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Không quan hệ tình dục trong giai đoạn này.
  • Nếu như tiếp tục có triệu chứng dọa sinh non, tốt hơn hết bạn cần phải nhập viện để được các bác sĩ theo dõi, có phương pháp điều trị hợp lý để đảm bảo bé yêu được sinh đúng thời gian và khỏe mạnh.