Hà Thủ Ô Có Phải Thần Dược Giúp “Xanh Tóc, Đỏ Da”? Tìm Hiểu 5 Cách Sử Dụng Hà Thủ Ô Đơn Giản Hiệu Quả Nhất

Hà thủ ô đỏ là gì? Củ Hà thủ ô có tác dụng gì?

Hà thủ ô đỏ (tên khoa học là Fallopia multiflora) là một loại cây thuộc họ cây dây leo, thường được trồng nhiều ở những vùng núi cao phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ,…. Đây là một trong những loài dược liệu quý hiếm nên rất được coi trọng trong giới Y Học Cổ Truyền. Củ Hà thủ ô đỏ vị chát, đắng nhẹ nhưng ngọt hậu, có công dụng nổi bật giúp kích thích mọc tóc, điều trị rụng tóc và dưỡng tóc đen bóng, mượt mà. Bên cạnh đó, uống hà thủ ô đúng cách còn mang tới những giá trị khác về mặt sức khỏe, giúp nhuận tràng, lợi tiểu, bổ huyết, cải thiện hệ thần kinh,… Sau đây là 5 cách sử dụng Hà thủ ô đỏ chuẩn vị đơn giản mà dễ chế biến. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

cach-dung-ha-thu-o

5 cách sử dụng Hà thủ ô đơn giản và hiệu quả nhất

1. Sắc lấy nước cùng với đậu đen trị rụng tóc, giảm gãy rụng và bạc sớm.

Đậu đen là một loại hạt dinh dưỡng chứa nhiều khoáng chất có lợi cho da và tóc. Đậu đen kết hợp cùng với Hà thủ ô sẽ là giải pháp tuyệt vời cho những vấn đề liên quan đến nuôi dưỡng và chăm sóc mái tóc của bạn. Thực hiện cách làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Đỗ đen xanh lòng, hà thủ ô đỏ sấy khô (tỉ lệ 50:50).
  • Đỗ đen ngâm trong nước từ 1-2 tiếng để hạt mềm và loại bỏ những hạt lép, kém chất lượng.
  • Hà thủ ô rửa sơ qua với nước, để ráo.
  • Nước sạch, dụng cụ đun nấu.

Tiến hành:

  • Cho đậu đen đã ngâm qua vào nồi, thêm nước rồi nấu cho đến khi hạt chín mềm.
  • Lọc riêng xác đậu đen và rót phần nước ra ngoài. Lần lượt xếp hà thủ ô vào nồi theo thứ tự miếng to phía dưới, miếng nhỏ bên trên để củ được chín đều. 
  • Cuối cùng, bạn đổ phần nước đỗ vừa lọc vào, tiếp tục đun lửa vừa trong khoảng 40 phút.
  • Sau khi trà sôi, để nguội bớt rồi tiến hành thưởng thức.

ha-thu-o-tri-toc-bac

Kiên trì cách uống Hà thủ ô cho đen tóc này trên 6 tháng để nhận thấy hiệu quả rõ rệt nhất.

2. Tán thành bột mịn pha trà

Một cách dùng hà thủ ô sấy khô khác là nghiền thành bột mịn để pha trà. Cách làm này tương tự như khi bạn sử dụng bột sắn dây. Cụ thể:

  • Dùng 1-2g bột hà thủ ô, cho ra cốc thủy tinh hoặc cốc gỗ
  • Thêm nước sôi, khuấy đều cho bột chín
  • Nên uống ngay khi trà còn ấm nóng. Bạn có thể kết hợp một chút mật ong để tăng hiệu quả sử dụng và giúp trà dễ uống hơn.
ha-thu-o-la-gi
Uống trà Hà Thủ Ô là một trong những cách làm được nhiều người áp dụng nhất

3. Ngâm với rượu

Hà thủ ô ngâm cùng với rượu cũng là một phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Thảo Dược Duy Hưng xin chia sẻ đến bạn 3 bước ngâm rượu hà thủ ô đơn giản như sau:

Chuẩn bị:

  • 1,5-2 kg hà thủ ô đỏ, 15g địa hoàng
  • 8 lít rượu vang trắng.
  • Bình thủy tinh cỡ lớn.

Cách làm:

  • Địa hoàng rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Xếp hà thủ ô thái lát và địa hoàng đã sơ chế vào bình, đổ rượu vào sao cho ngập toàn bộ phần dược liệu.
  • Ngâm rượu kín qua thời gian 20 ngày là có thể dùng được. Mỗi tuần bạn sử dụng từ 3-4 lần để giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, tăng cường thể lực,… rất hiệu quả.

ha-thu-o-ngam-ruou

4. Cách sử dụng Hà thủ ô làm gia vị món ăn

Hà thủ ô dùng trong chế biến món ăn tốt cho những người tinh thần kém, hay mệt mỏi, uể oải bởi tác dụng bổ huyết và phục hồi thể trạng. Một số món ăn đơn giản có thể áp dụng trong bữa cơm hàng ngày:

  • Cháo hà thủ ô ninh cùng gạo tẻ

Hà thủ ô ninh nhừ, bỏ phần bã lấy nước. Gạo tẻ chọn loại hạt to, trắng đều, ngâm qua để hạt  mềm và dễ nấu hơn. Tiến hành nấu cháo cùng nước hà thủ ô, duy trì mỗi tuần từ 1-2 lần.

  • Cháo hà thủ ô thịt bằm, rau cần

Thực hiện ninh hà thủ ô lấy riêng phần nước như cách trên. Dùng 50g thịt nạc băm, 100g rau cần thái nhỏ, 100g gạo lứt (hoặc gạo tẻ), nước cốt hà thủ ô. Thực hiện nấu cháo như bình thường. Thêm các gia vị vừa ăn và thưởng thức ngay khi còn nóng. 

  •  Hà thủ ô hầm gà
ha-thu-o-ham-ga
Gà ác tiềm thuốc Bắc rất được ưa chuộng vì sự thơm ngon và bổ dưỡng

Chuẩn bị một phần gà nguyên con đã sơ chế. Hà thủ ô rửa qua, xếp vừa đủ vào trong bụng gà, thêm nước và một số nguyên liệu hầm khác như táo đỏ, kỷ tử, long nhãn, đương quy,.. Ninh gà cho tới khi chín mềm, lấy phần thuốc ra là có thể thưởng thức.

5. Kết hợp cùng các loài thảo mộc khác làm bài thuốc chữa bệnh

Ngoài 4 cách dùng trên, Hà thủ ô đỏ sấy khô còn có thể kết hợp cùng các vị thuốc như nhân sâm, thục địa, ngưu tất,…. tùy vào đặc tính của mỗi loại mà chế thành bài thuốc chữa trị dân gian. Kiên trì sử dụng thường xuyên và đúng theo hướng dẫn chắc chắn bạn sẽ nhận lại hiệu quả bất ngờ.

Những lưu ý quan trọng để sử dụng Hà thủ ô khô đúng cách

Cách chế biến hà thủ ô tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, trong toàn bộ quá trình sử dụng, bạn cần chú ý: 

  • Bảo quản Hà thủ ô sấy khô bằng lọ thủy tinh hoặc lọ sứ ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và môi trường ẩm mốc.
  • Ngưng sử dụng khi thấy hà thủ ô có dấu hiệu đổi màu, mốc trắng, vỡ vụn.
  • Khi dùng nên chú ý thật kỹ về liều lượng. Đối với Hà thủ ô đã sấy khô lượng dùng tốt nhất là 10-20g/ ngày3-4 ngày/ tuần
  • Hạn chế dùng Hà thủ ô tươi vì nó có thể gây tiêu chảy, kích ứng và một số tác dụng phụ không mong muốn khác.
  • Tránh sử dụng Hà thủ ô khi đói bụng hay khi cơ thể đang kiệt sức.

Một số câu hỏi thường gặp về cách sử dụng Hà thủ ô đỏ sấy khô – Thảo Dược Duy Hưng

  • Uống Hà thủ ô bao lâu thì đen tóc?

=> Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu nào trả lời được chính xác cho câu hỏi “Uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc?” Sử dụng Hà thủ ô trị rụng tóc là phương pháp của dân gian, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng người. Bởi vậy, thông thường, bạn sẽ cần duy trì uống Hà thủ ô ít nhất là từ 6 – 12 tháng để nhận được kết quả rõ ràng nhất nhé!

  • Hà thủ ô có vị gì?

=> Hà thủ ô đỏ có vị chát, đắng nhẹ nhưng thoang thoảng vị ngọt hậu của thảo dược tự nhiên.

  • Nên uống Hà thủ ô vào lúc nào?

=> Để tránh bị kích ứng dạ dày thì bạn không nên uống Hà thủ ô khi đói bụng. Thời điểm dùng tốt nhất là vào giữa buổi sáng hoặc đầu giờ chiều sau bữa ăn trưa.

  • Bà bầu có uống được Hà thủ ô không?

=> Câu trả lời là có thể! Nếu sử dụng khéo léo và đúng cách, Hà thủ ô có tác dụng cực tốt giúp giảm tình trạng táo bón – một vấn đề mà hầu hết phụ nữ khi mang thai đều gặp phải. Đồng thời, Hà thủ ô cũng giúp sinh huyết, bổ gan, lợi sữa,… Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải thật cẩn trọng và nên hỏi ý kiến từ bác sĩ để cho thai nhi và sức khỏe của mình luôn được đảm bảo một cách tốt nhất. 

tra-ha-thu-o

Trên đây là một số thông tin về các cách sử dụng Hà thủ ô đỏlưu ý khi sử dụng Hà thủ ôThảo Dược Duy Hưng muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để lựa chọn được những loại thực phẩm bổ dưỡng cho bản thân và gia đình mình!